0

Bố mẹ không đăng ký kết hôn phải xét nghiệm ADN khi khai sinh cho con?

Từ ngày 01/01/2016. Việc các cặp vợ chồng sống chung mà chưa đăng ký kết hôn, đến lúc sinh con rồi mà vẫn chưa đăng ký kết hôn. Khi tiến hành làm giấy khai sinh cho con thì việc xét nghiệm ADN cha con là bắt buộc để làm cơ sở bổ sung tên cha vào giấy khai sinh của con.

THỦ TỤC CHA NHẬN CON

Trường hợp 1: Đứa con chưa có giấy khai sinh và có giấy chứng sinh của bệnh viện.

Khi tiến hành xét nghiệm ADN cần có giấy tờ tùy thân của người cha là chứng minh nhân dân (CMND) hoặc hộ chiếu (passport) và giấy chứng sinh của đứa con. Sau 2 – 3 ngày làm việc sẽ có kết quả xét nghiệm adn, các bạn có thể làm thủ tục bổ sung tên người cha vào giấy khai sinh của con, đồng thời đặt tên cho con theo họ của người cha.

Trường hợp 2: Đứa con đã có giấy khai sinh mang tên người mẹ, họ con theo họ người mẹ và có giấy chứng sinh của bệnh viện.

Khi tiến hành xét nghiệm ADN cần có giấy tờ tùy thân của người cha là chứng minh nhân dân (CMND) hoặc hộ chiếu (passport) và giấy khai sinh của đứa con. Sau 2 – 3 ngày làm việc sẽ có kết quả xét nghiệm adn, các bạn có thể làm thủ tục bổ sung tên người cha vào giấy khai sinh của con, đồng thời đặt tên cho con theo họ của người cha.

Trường hợp 3: Đứa con chưa có giấy khai sinh và không có giấy chứng sinh của bệnh viện.

Người mẹ sinh con mà không có giấy chứng sinh của bệnh viện hoặc làm mất giấy chứng sinh. Khi đi làm thủ tục khai sinh cho con cần phải xét nghiệm ADN của cha, mẹ và con để làm cơ sở là thủ tục nhận cha mẹ cho con, để giấy khai sinh của con có đủ tên cha và mẹ. Nếu chỉ làm cha con thì chỉ có tên người cha không có tên người mẹ đẻ.

Trường hợp 4: Đứa con đã có giấy khai sinh đầy đủ tên cha và mẹ.

Giấy khai sinh của con đã có tên mẹ và tên cha, nhưng người cha này không phải cha đẻ của đứa con, việc xét nghiệm cha con với người cha đẻ (người cha sinh học) là cần thiết để làm cơ sở xin thay tên người cha của đứa con trên giấy khai sinh, đồng thời xin đổi họ cho con theo họ người cha đẻ.

Khi tiến hành xét nghiệm cần có giấy tờ tùy thân của người cha là chứng minh nhân dân (CMND) hoặc hộ chiếu (passport) và giấy khai sinh của đứa con. Sau 2 – 3 ngày làm việc sẽ có kết quả, các bạn có thể làm thủ tục bổ sung tên người cha vào giấy khai sinh của con, đồng thời đặt tên cho con theo họ của người cha.

THỦ TỤC MẸ NHẬN CON

Trường hợp 1: Đứa con chưa có giấy khai sinh và có giấy chứng sinh của bệnh viện.

Thì không cần xét nghiệm ADN mẹ con. Các bạn có thể làm thủ tục bổ sung tên người mẹ vào giấy khai sinh của con, đồng thời đặt tên cho con theo họ của người mẹ.

Trường hợp 2: Đứa con đã có giấy khai sinh và có đã tên người mẹ khác

Giấy khai sinh của đứa con đã có tên mẹ trên giấy khai sinh nhưng không phải mẹ đẻ (người mẹ sinh học) thì việc xét nghiệm mẹ con là bắt buộc và cần thiết để làm thủ tục nhận con, đồng thời thay tên người mẹ trên giấy khai sinh.

☎️☎️☎️ Hotline tư vấn 24/7 0975684353 (Ms Hạnh)
Xem chi tiết: Xét nghiệm ADN hành chính pháp lý

Những câu hỏi về xét nghiệm adn làm giấy khai sinh cho con

Xin hỏi: Cô gái này có 1 đứa con gái ngoài giá thú năm nay đã 17 tuổi. Bây giờ mới cần giấy khai sinh, khi đẻ ở cơ sở y tế vì đã lâu không có giấy chứng sinh. Vậy muốn xin giấy khai sinh cho cháu thì làm thủ tục gì. Hai mẹ con đã đi thử ADN. Mẹ cháu có đến UBND xã nói mẹ cháu có hộ khẩu thường trú xin cấp giấy khai được không?

=> Vì mẹ cháu bé đã làm thủ tục xác nhận ADN nên có thể đăng ký xác nhận quan hệ mẹ con rồi đăng ký khai sinh như bình thường.

Xin hỏi: vợ tôi có bầu 6 tháng thì làm giấy tờ đi Ba Lan sau đó đi sang Đức sinh con và nhờ người bản địa nhận con của tôi và làm giấy tờ nhập khẩu bên Đức con tôi được 2.5 tuổi. bây giờ vợ tôi thay lòng đổi dạ nói không về nữa. vậy tôi có thể đòi lại con của mình không thủ tục pháp lý như thế nào. tôi có cần phải nhờ đến đại sứ quán Đức ở việt nam giúp đỡ không vì tôi nghĩ giấy tờ của vợ tôi là bất hợp pháp tôi có thể thử ADN để chứng minh đứa trẻ là con đẻ của tôi. hiện tại con tôi đang ở Đức tôi đang ở việt nam. tôi có giấy kết hôn hợp pháp. tôi rất mong đòi lại được đứa con của mình.

=> Bạn có thể làm xét nghiệm ADN với con mình để làm thủ tục xác nhận cha con rồi khởi kiện ra tòa án yêu cầu quyền nuôi con.

Xin hỏi: Tôi và chồng tôi cưới được 2 năm. Và có 1 con chung được 20 tháng. Chúng tôi đã li hôn. Sau li hôn chồng tôi muốn kiểm tra ADN. Trước li hôn chồng tôi có đề cập vấn đề này và tôi cũng đồng ý. Nhưng chồng tôi không đi. Tôi có đúc thúc và có gởi đơn kiện lên cơ quan nơi chồng tôi làm việc để đúc thúc chồng tôi kiểm tra ADN. Nhưng chồng tôi không đi. Giờ li hôn xong rồi chồng tôi lại muốn kiểm tra ADN. Tôi có quyền từ chối không ạ?

=> Nếu chồng bạn yêu cầu cơ quan công an điều tra thì bạn phải đưa con đi xét nghiệm ADN.

Xin hỏi: Em và bạn trai có quan hệ với nhau , dẫn đến việc em có thai , tính đến ngày 15/6/2016 thì con em được 6 tuần . Chúng em đều chưa lập gia đình và bạn trai em hiện tại lại không thừa nhận đó là con anh ta. Trường hợp này em muốn hỏi luật sư là nếu em giữ con em lại , 9 tháng sau khi em mang kết quả xét nghiệm ADN ra làm bằng chứng xác thực thì em có quyền kiện anh ta ra toà và đòi anh ta có trách nhiệm với con không ạ ? Và nếu như kiện như vậy thì em có quyền đòi anh ta trách nhiệm gì ạ ? ( ví dụ như phí sinh nở , phí nuôi dưỡng… hay như thế nào ạ ? )

=> Nếu bạn có bằng chứng xác thực thì bạn có thể khởi kiện để yêu cầu anh ta thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con bạn.

Xin hỏi: Tôi và vợ kết hôn vào 1-11-2016 nhưng sau bốn tháng chung sống đã chia tay (chưa đăng ký kết hôn), vợ tôi mang thai trước khi cưới và đến ngày 18-5-2016 đã sinh con, chúng tôi tới UBND phường ĐC làm giấy khai sinh cho con cách đây không lâu thì tại đây yêu cầu ngoài các giấy tờ cần thiết còn phải có giấy đăng ký kết hôn, tôi xin hỏi tôi còn cách nào khác để làm giấy khai sinh cho con tôi mà không cần có giấy đăng ký kết hôn, không cần kết quả xét nghiệm ADN không?

=> Bạn phải có thư từ, phim ảnh, băng, đĩa, đồ dùng, vật dụng khác chứng minh mối quan hệ cha con, quan hệ mẹ con và văn bản cam đoan của cha, mẹ về việc trẻ em là con chung của hai người, có ít nhất hai người thân thích của cha, mẹ làm chứng. Tuy nhiên hiện nay giấy xác nhận ADN vẫn là giấy tờ có giá trị pháp lý cao nhất nên bạn nên xét nghiệm ADN.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Call Now Button